Khủng hoảng tài chính cá nhân và 6 cách thoát khỏi nợ nần chồng chất

Anh em đang gặp khủng hoảng tài chính cá nhân? Anh em đang gánh những khoản nợ khổng lồ? Anh em đang phải chịu những khoản chi phí vay hàng tháng vượt mức thu nhập của anh em? Anh em sắp bị trầm cảm về những khoản vay nợ? Anh em đang tìm cách vay tiền thêm để trang trải những khoản nợ? .v.v.

Một điều mình thấy khá rõ ràng rằng, trong cuộc sống, nhiều lúc khó khăn chúng ta phải đi vay tiền. Nhưng họa vô đơn chí, lắm lúc một chuỗi đen đủi nó liên tiếp đến với cuộc sống anh em, thì anh em lại tiếp tục phải vay nợ, thành ra nợ chồng nợ, lãi chồng lãi. Có những anh em mình từng biết gặp tình cảnh đó đã đăng xuất luôn khỏi cõi giới này rồi. 

Mình là một trong những người khá là may mắn, khi đến giờ vẫn còn ngồi gõ được những dòng chữ này trên Blog Bùi Quang Dũng – Blog Tài chính cá nhân & Kiếm tiền online, kể chuyện cho anh em đọc tham khảo. 

Nói thật, nếu mình không có kiến thức tài chính vững vàng trong 4 năm đại học, và gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì mình đã khó có thể ngóc đầu dậy sau khủng hoảng tài chính cá nhân lớn nhất đời mình những năm 2020 – 2021. Các cuộc khủng hoảng tài chính cá nhân nho nhỏ cỡ 200 – 300 triệu hồi năm 2017 hay 2019 khi mình cháy tài khoản vì đầu tư theo kiểu thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết, thiếu tinh cần, mình kể sau cho anh em nhé.

Sau cuộc đại khủng hoảng tài chính cá nhân của mình 2020 – 2021 (mình gọi thế cho oai), với tổng số nợ phải gánh lên đến gần 2 tỷ rưỡi, và đến giờ vẫn còn ngồi lạch cạch gõ phím viết blog như thế này cho anh em đọc, thì anh em nên cân nhắc đọc tiếp để biết bản thân có từng rơi vào hoàn cảnh ấy không. Hoặc anh em có thể đọc tiếp bài viết này với góc nhìn tham khảo, để nhỡ may có rơi vào cảnh ấy, thì đã có một kinh nghiệm tham khảo từ người đã vượt qua là mình.

Bài viết này mình sẽ tập trung phân tích cho anh em những lý do khiến anh em không bao giờ thoát khỏi tình cảnh khủng hoảng nợ nần, như mình hồi trước. Và hơn nữa mình sẽ chia sẻ thêm cho anh em một số cách để anh em có thể từng bước thoát khỏi nợ nần, thoát khỏi khủng hoảng tài chính cá nhân.

Đoạn giới thiệu đã xong, giờ là đoạn chính “Nợ chồng chất thì phải làm sao? Các cách để thoát khỏi nợ nần? Những lý do khiến bạn gặp khủng hoảng nợ nần? Những điều phải làm khi gặp khủng hoảng tài chính cá nhân .v.v.”

I. Khái niệm nợ nần & lý do mắc nợ

Nợ nần gây ra khủng hoảng tài chính cá nhân
Nợ nần là nợ nói chung do cách mình sử dụng đồng tiền bị sai quá, sai quá

1. Khái niệm

Nợ nần là nợ nói chung!

Wikipedia

>>> Đọc thêm về nợ nần ở Wikipedia

Đọc xong khái niệm thì anh em cũng giống như mình, sẽ òa khóc! Vì anh Wiki anh ý nói chuẩn quá, đi sâu vào nỗi đau quá, và thẳng thắn quá làm mình đỡ không nổi.

Nhưng mà nếu anh em thấy được nỗi đau này rồi mà anh em dừng đọc ở đây, thì “nợ nần vẫn là nợ nần, và tiếp tục nợ chồng nợ”, rồi diễn biến phức tạp đến mức “khủng hoảng tài chính cá nhân”. Anh em gắng đọc tiếp để nỗi đau không thêm dài nữa nhé.

>>> Đọc thêm: 5 BÀI HỌC VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MÀ HỒI BÉ MÌNH KHÔNG ĐƯỢC BỐ MẸ DẠY

2. 8 lý do khiến con người mắc phải nợ nần

8 lý do khiến anh em gặp phải nợ nần
8 lý do khiến anh em gặp phải nợ nần

Khi đã nhìn thấy được nỗi đau về nợ nần nói chung, thì khoan hãy tìm cách giải quyết, mà trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ nần.

Việc này là việc tối quan trọng, vì nếu không tìm hiểu được nguyên nhân sâu xa, thì cho dù anh em có tài giỏi hay thông minh cỡ nào, thì cũng không giải quyết được vấn đề cốt lõi cả.

Đây là những nguyên nhân sâu xa mà bản thân mình đã nhận ra được, khi mình bắt đầu dám đối diện với nỗi đau, và từng bước một bóc vỏ củ hành – vừa bóc vừa khóc ròng. Rõ ràng vì bóc hành cay mắt lắm anh em ạ.

>>> Đọc thêm: CÂU CHUYỆN ĐỌC KHI ĐỜI BẠN RƠI VÀO NGHỊCH CẢNH – NỮ KHẤT SĨ PATACARA

Anh em đọc tham khảo thôi chứ không được cười mình vì mình là dân tài chính mà lại phạm phải những lỗi ngu ngốc như thế nhé:

Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Khủng hoảng tài chính cá nhân do không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng rất dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính

Việc không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, nhất là những anh em vừa phải tự quản lý tài chính cá nhân và còn phải quản lý luôn tài chính doanh nghiệp, tài chính các mảng đầu tư như mình hồi trước. Việc này đã từng khiến mình loạn xí ngầu trong việc phân bổ các dòng tiền cá nhân hay dòng tiền của công ty, khiến cho đến lúc mọi thứ trở thành một mớ bòng bong thì kiểm toán BIG4 thì cũng bó tay thôi anh em ạ.

>>> Đọc thêm: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THÔNG MINH VỚI CÔNG THỨC 6 CHIẾC LỌ 

>>> Đọc thêm: CÔNG THỨC 7 CHIẾC LỌ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MÀ AI CŨNG LÀM ĐƯỢC 

Việc không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và tách biệt tài chính cho từng mảng: tài chính cá nhân, hoạt động doanh nghiệp, hoạt động đầu tư, sẽ khiến tiền của anh em bốc hơi một cách nhanh chóng và kỳ lạ lắm. Còn nhanh hơn cả người yêu cũ trở mặt.

Chi tiêu quá lớn, mất kiểm soát

Khủng hoảng nợ nần - Khủng hoảng tài chính cá nhân từ việc chi tiêu không kiểm soát
Chi tiêu không kiểm soát rất dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân

Nói đơn giản là anh em tậu quá nhiều thứ đắt tiền, hay mua những thứ linh tinh không cần thiết, mua những món đồ theo xu hướng hoặc tiêu tiền để lấy le với người khác, tiêu tiền để chứng tỏ mình giàu, mình có, mình là nhất.

Nếu anh em chưa từng phạm phải những điều mình kể trên, thì chúc mừng anh em đã không vướng phải việc này. Còn mình thì mình đã từng trải qua những cái giai đoạn dùng tiền để lấy fame, dùng tiền để chứng tỏ bản thân rồi. Kết cục không hề hay ho gì cả, như anh em đã thấy, kết cục nằm trong bài viết này đấy.

>>> Đọc thêm: BA CẤP ĐỘ TIÊU PHA MỘT ANH TÀI XẾ GRAB BIKE ĐÃ TRẢI QUA ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Việc anh em chi tiêu quá lớn so với khả năng tài chính của anh em, dẫn đến thâm hụt hàng tháng là điều đương nhiên. Chưa kể đùng một cái anh em tự dưng quẹt thẻ tín dụng để mua những món đồ bạc triệu, và èn én en, tất cả dẫn đến cảnh cuối tháng hết tiền rồi lâm vào nợ nần.

Không biết dùng tiền làm ra tiền 

Tiền đẻ ra tiền trong tài chính cá nhân?
Tiền làm ra tiền? Nói thì dễ nhưng bắt tay làm sẽ không khó

Cái này nói trắng ra là thiếu kiến thức về tài chính, không hiểu được sự vận động của tiền tệ, không hiểu về chuỗi giá trị – đồng tiền, không biết tạo ra dòng thu nhập thụ đồng, đầu tư theo xu hướng, sử dụng tiền để đầu tư mà chưa hiểu một cái gì về đầu tư .v.v.

>>> Đọc thêm: THU NHẬP THỤ ĐỘNG – TOP 13 CÔNG VIỆC TẠO THU NHẬP THỤ ĐỘNG PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Tất cả những thứ trên mình đã từng gặp phải. Hối hận muôn lời!

Sử dụng thẻ tín dụng

Chi tiêu thẻ tín dụng không được kiểm soát sẽ làm kế hoạch tài chính cá nhân phá sản
Lạm dụng thẻ tín dụng sẽ có những kết cục không hề hay

Thẻ tín dụng là một sản phẩm tài chính cực kỳ hay, nhưng sử dụng thẻ tín dụng khi anh em chưa hiểu rõ về nó, và lạm dụng nó là một điều cực kỳ nguy hiểm.

Việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng và được thanh toán trước khiến anh em dễ dàng mắc bẫy tài chính và lâm vào cảnh nợ nần. Nhất là những anh em chỉ thích tiêu chứ không thích làm. Và đen nhất đến lúc anh em còn vướng phải mấy lời tư vấn của các “chuyên gia tài chính hạng mục đáo thẻ”, thì mình chúc mừng anh em sẽ khó có thể ngóc đầu lên được.

>>> Đọc thêm: 5 BÀI HỌC VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MÀ HỒI BÉ MÌNH KHÔNG ĐƯỢC BỐ MẸ DẠY

Những năm 2020, dư nợ thẻ tín dụng của mình là hơn 700 triệu đồng, và mỗi tháng mình phải chi ra hơn 14 triệu (lãi thông thường 2%) để đáo nợ thẻ tín dụng. Tức là nguyên cả năm đó mình mất đến 168 triệu để duy trì một số nợ không hề giảm là 700 triệu đồng. 

Sau khi nhận ra được điều này, thì mình cũng đã mất 168 triệu rồi, nên mình khóc rồi tự thân tìm cách thoát khỏi thôi.

Không tiết kiệm tiền hoặc tiết kiệm rất ít 

Khủng hoảng tài chính cá nhân - Khủng hoảng nợ nần do không có thói quen tiết kiệm
Tiết kiệm là chìa khóa cho những lần vượt thoát

Nói cho dễ hiểu là anh em không có những khoản tiền dự phòng trong những trường hợp bất ngờ và dễ lâm vào nợ nần hay khủng hoảng tài chính.

Mình thì ban đầu luôn có tài khoản tiết kiệm, vì mình áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ hay công thức 7 chiếc lọ từ lúc mới ra trường cơ. Nhưng mà người tính chẳng bằng mất kiểm soát, tất cả các khoản tiết kiệm của mình bay màu hết trong những dự án kinh doanh không thành.

>>> Đọc thêm: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THÔNG MINH VỚI CÔNG THỨC 6 CHIẾC LỌ 

>>> Đọc thêm: CÔNG THỨC 7 CHIẾC LỌ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MÀ AI CŨNG LÀM ĐƯỢC 

Và hơn nữa, mình còn lấy tiền tiết kiệm ra để chi cho dịch vụ đáo thẻ như trên mình vừa kể, những lúc bị cạn kiệt dòng tiền mà không xoay sở kịp. Má ôi đến giờ nghĩ lại nó vẫn đau nhói trong tim.

Tham gia những thú vui không lành mạnh

Thói quen không lành mạnh rất dễ dẫn đến khủng hoảng nợ, hay khủng hoảng tài chính cá nhân
Những thứ không lành mạnh sẽ không khiến chúng ta vui được lâu

Cờ bạc là bác thằng bần, các cụ có dạy rồi. Mình thì không đam mê cờ bạc, gái gú nhưng mà tính mình trước đây cực kỳ thích ham vui anh em ạ. 

Gì chứ đang không có việc gì làm mà chỉ cần một tin nhắn rủ đi nhậu là trong vòng 30 phút mình có mặt ngay. Hoặc đơn giản là anh em trong Sài Gòn gọi điện bảo nhớ nhung là mình sẵn sàng book ngay máy bay vào trong đó ngồi nhậu đúng một đêm rồi sáng mai bay về Hà Nội.

>>> Đọc thêm : PHÁT TRIỂN BẢN THÂN BẰNG CÔNG THỨC BÍ MẬT 6-7-8-9-10

Và sau đó kết cục không hay lắm. Tiền mất, tật mang, chỉ vì ham những trò vui.

Thiếu việc làm ổn định hay thất nghiệp

Khủng hoảng nợ hay khủng hoảng tài chính có thể đến từ việc lười làm việc, công việc không ổn định, thất nghiệp
Không làm mà muốn có ăn thì chỉ có ăn đầu b*** ăn c** thôi!

Mình thì chưa bao giờ thất nghiệp. Có thể nói mình là một con người nghiện việc (workaholic), và mình có thể làm bất cứ thứ gì để kiếm tiền, kể cả việc chạy Grab Bike như hiện giờ mình đang làm.

Nghe phong thanh đâu đó có câu anh nào đó nổi tiếng lắm bảo “Không làm mà muốn có ăn, thì chỉ có ăn đầu b*** với ăn c** thôi”

>>> Đọc thêm: 12 KINH NGHIỆM CHI PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CỰC TỐN ÍT TIỀN CỦA MỘT ANH GRAB BIKE

>>> Đọc thêm : PHÁT TRIỂN BẢN THÂN BẰNG CÔNG THỨC BÍ MẬT 6-7-8-9-10

Anh ý nói tuy bỗ bã tí nhưng đúng một cách bất ngờ!

Gặp phải những biến cố bất ngờ

Khủng hoảng tài chính cá nhân đôi khi đến từ những sự cố bất ngờ
Không ai biết được ngày mai sẽ diễn ra những gì

Biến cố bất ngờ là những biến cố không ai có thể lường trước được.

Ví dụ như: Kinh tế suy thoái, đại dịch Covid, đại dịch cúm H5N1, hay đơn thuần chỉ là anh em dính phải một căn bệnh quái ác nào đó mà tiền chữa phải là núi, chứ không phải là tiền triệu, tiền chục triệu.

>>> Đọc thêm: BẢO VỆ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ BÍ MẬT CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Nói vậy cho nó thêm hào hứng thôi chứ cái này mình hiểu khá là rõ, vì trong trường đại học mình đã được học về sự kiện bất ngờ và sự kiện bất khả kháng rồi. Chỉ là do mình học dốt mà hay quên nên sự kiện nó đến mình chưa gánh được thôi.

Khi anh em lâm vào những tình huống trên, thì thường anh em chưa có những kiến thức tài chính cá nhân chuẩn chỉ, mà cứ làm theo những gì dân mạng nói, thì những món nợ sẽ càng ngày càng dày thêm. Và đương nhiên những món nợ đấy thường sẽ khiến anh em áp lực và mệt mỏi, thậm chí bị trầm cảm luôn. Rồi có những anh em cùng quẫn đã đến mức phải đi tìm cái không muốn sống, để lại một nỗi cho người thân và bạn bè đang cho mình vay nợ.

Nếu anh em đã và đang rơi vào những nguyên nhân như mình vừa liệt kê ở trên, thì bình tâm ngồi đọc tiếp Phần II để xử lý cho nó gọn gàng nhé.

II. 6 cách để thoát khỏi khủng hoảng nợ nần một cách hiểu biết và vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân

Cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính cá nhân và vượt qua khủng hoảng nợ nần
Cách thoát khỏi khủng hoảng tài chính cá nhân và vượt qua khủng hoảng nợ nần

Khi anh em đã nhận thức được nguyên nhân sâu xa “vì sao lại vướng phải khủng hoảng nợ nần” rồi, thì anh em có muốn xử lý nó không?

Nếu có, anh em đọc tiếp phần này của mình. Nếu không muốn, thì cũng chẳng sao cả, anh em cứ đọc tiếp cho vui vì mình cũng đã lỡ mất công viết ra rồi. Anh em đọc thì mất thời gian chứ có nợ thêm đâu mà sợ.

Để có thể thanh toán nợ nần nhanh chóng, anh em hãy bình tâm, ngồi xuống nhấp ngụm trà đá 3 nghìn, rồi làm theo từng bước mình viết ra sau đây để có kế hoạch trả nợ hợp lý, cộng với việc quản lý chi tiêu chặt chẽ nhé.

1. Ưu tiên việc trả nợ lên hàng đầu

Ưu tiên việc trả nợ lên hàng đầu là cách để từng bước thoát khỏi khủng hoảng nợ nần và khủng hoảng tài chính cá nhân
Ưu tiên việc trả nợ lên hàng đầu

Khi mình nhận thức được mình đang lâm vào cảnh nợ nần, và khó có thể trả dứt điểm trong ngày một, ngày hai được, thì việc đầu tiên anh em phải làm là đưa việc tích lũy để trả nợ lên hàng đầu và bỏ qua những chi tiêu không cần thiết khác.

Anh em cần đặt ra mục tiêu: Khoản nợ nào cần trả trước, khoản này trả trong thời gian bao lâu, rồi cố gắng kiếm tiền và tiết kiệm để trả dứt điểm khoản nợ đó. Việc đặt ra mục tiêu và cố gắng để thực hiện nó là tối quan trọng, anh em phải tự tạo ra sức ép và động lực cho bản thân, bằng mọi giá phải cố gắng và quyết tâm nhiều hơn bình thường x2 lần. Hay dân mạng hay nói vui là cố gắng 200% hơn bình thường ấy.

Anh em đừng ngại khó, ngại khổ, vì bản chất con người mình sinh ra đã là chịu khổ rồi, nên có khổ thêm tí cũng chả sao đâu. Anh em nào mà thấy khổ quá muốn tìm đến cái “không sống” thì cứ thử xem, chết khó lắm đấy nhé!

>>> Đọc thêm: CÂU CHUYỆN ĐỌC KHI ĐỜI BẠN RƠI VÀO NGHỊCH CẢNH – NỮ KHẤT SĨ PATACARA

Trong quãng thời gian 2020-2021 mình đã từng có ý nghĩ tìm đến cái chết vài chục lần. Khi thì lấy dao đâm vào ngực, khi thì nghĩ là tự cứa cổ – cắt tay cho máu chảy hết đi, hay là tự nhảy xuống từ tầng 19 cho nó hết khổ đi. Nhưng rốt cuộc mình vẫn không làm được, vì từ bé bản thân mình rất sợ đau. Mình có thể chịu được mọi thứ áp lực, ngoài việc chịu đau. Nên rốt cuộc nhờ nỗi sợ đó mà mình đến giờ vẫn sống, và gõ từng chữ trong blog cho anh em đọc tham khảo.

Quyết tâm trả nợ!

Phải trả, chứ không trả làm sao mà sống tốt được!

Có quyết tâm và sự cố gắng chắc chắn các khoản nợ của anh em sẽ được thanh toán một cách nhanh chóng.

3. Có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để từng bước thoát khỏi khủng hoảng nợ nần

Không biết anh em có từng đặt câu hỏi giống mình lúc trước, như là: Tại sao cuộc sống cứ không giống như ý muốn của ta vậy? Tại sao diễn biến không đi như thế này mà lại như thế kia? .v.v. Và mỗi lần không như ý, thì chúng ta thường đổ lỗi cho thứ này thứ kia, chứ không phải là nhận lỗi về bản thân mình.

Anh em đổ lỗi cho nợ nần vì không kiếm được tiền? Anh em tự nhủ với bản thân rằng tăng lương sẽ khiến mọi thứ tốt hơn? Nhưng…

Việc kiếm được nhiều tiền hơn không phải là mấu chốt để giải quyết nợ nần, bởi vì mình hay anh em đều không có kế hoạch chi tiêu và thường chi tiêu nhiều hơn số tiền mình có!

Một người trên mạng từng nói

Khi anh em có kế hoạch chi tiêu hợp lý, anh em sẽ tự có những khoản dư để trả nợ, và còn có thể có các khoản tiết kiệm để đầu tư hoặc các khoản dự phòng khi gặp biến cố.

>>> Đọc thêm: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THÔNG MINH VỚI CÔNG THỨC 6 CHIẾC LỌ 

>>> Đọc thêm: CÔNG THỨC 7 CHIẾC LỌ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MÀ AI CŨNG LÀM ĐƯỢC 

Vì vậy, có kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp anh em tối ưu được các khoản chi không cần thiết, để tiết kiệm tiền trả nợ một cách tối đa. Nếu anh em tạo lập và duy trì được thói quen phân chia và quản lý chi tiêu chặt chẽ, đồng thời dành ra một ít tiền để tiết kiệm, hoặc dùng đầu tư mỗi tháng một cách chân thành và quyết tâm, biết đâu được các cụ gánh cho, lại có thể kiếm được nhiều tiền hơn đấy.

Tiết kiệm chi tiêu giúp bạn trả nợ nhanh chóng

Một người từng vướng vào nợ nần cho hay

3. Lập danh sách các khoản nợ hiện tại và trả nợ theo đúng thứ tự

Lên danh sách trả nợ càng chi tiết càng tốt nhé anh em
Lên một danh sách các chủ nợ thật chi tiết

Anh em cần chi ra khoảng 20 nghìn để mua một cuốn sổ nhỏ và một cái bút bi Thiên Long. Sau đó liệt kê tất cả các khoản nợ hiện tại anh em đang mắc phải, một cách càng chi tiết càng tốt.

Danh sách ghi nợ sẽ gồm các nội dung: Tên khoản nợ, tên người cho mượn, số điện thoại (nếu có), email (nếu có), số nợ gốc, lãi suất phải trả, và thời hạn thanh toán .v.v. 

Việc liệt kê giúp anh em thống kê chi tiết các thông tin, và có một cái nhìn tổng quan về sự nợ nần bản thân đang gặp phải. Từ đó, anh em có thể biết được khoản nảo nên trả trước, khoản nào nên trả sau.

Đối với kinh nghiệm của mình thì “khoản nợ nào lãi cao nhất ưu tiên trả trước”, vì lãi cao kéo theo khoản tiền chi trả hàng tháng cũng cao hơn. Đây là cách mà trong Vay nợ học người ta gọi là “dư nợ giảm dần”.

Nếu anh em làm được điều này, dư nợ của anh em sẽ giảm dần theo từng tháng, từng quý, từng năm. Và nếu có kế hoạch theo dõi thì anh em còn có thêm được động lực và mục tiêu rõ ràng để hành trình trả nợ này không bị cô đơn.

Có như vậy, anh em mới sớm thoát ra cảnh nợ nần không lối thoát. Tin mình đi, với số nợ năm 2020 là 2 tỷ rưỡi, mình áp dụng một cách triệt để và đến giờ dư nợ của mình chỉ còn 604 triệu. Hehe

4. Tìm cách giảm lãi suất vay

Khi gặp khủng hoảng tài chính cá nhân, việc quỳ gối sẽ là một kỹ năng vượt thoát
Quỳ gối van xin là một kỹ năng cực kỳ khó

Nếu các khoản nợ của anh em đi kèm lãi suất, hãy thống kê như ở bước 3 mình chia sẻ, bao gồm tất cả khoản nợ: thẻ tín dụng, khoản vay tiêu dùng, khoản vay mua nhà, khoản vay mua xe (nếu có), khoản vay người thân, khoản vay bạn bè .v.v. và tập trung nhìn vào những khoản đang có lãi suất cao nhất.

Và sau đó rồi làm sao? 

Dẹp cái tôi qua một bên, xách mông lên mà đi quỳ, đi lạy, đi van xin chứ còn làm sao nữa.

Đối với các khoản vay tín chấp hay thế chấp từ ngân hàng hay các công ty tài chính, anh em có thể làm một cái đơn thư xin hoãn lãi hoặc hoãn nợ gốc trong vòng vài tháng. Cứ làm đơn thư xin, nhiệt huyết và thương tâm vào, biết đâu anh em sẽ xin giảm được lãi từ 12.4% xuống còn 10.2% như mình hồi 2020. Quan trọng là phải chân thành, và phải rất chân thành.

Đối với các khoản vay cá nhân, mà thường thì anh em sẽ vay những người thân người quen mình biết đúng không? Nếu chưa đủ khả năng trả ngay lập tức, hãy gọi điện cho họ, và xin họ một cuộc gặp. Và trong cuộc gặp ấy hãy nói thật với họ về tình hình của mình, và xin họ một ân huệ để mình có đủ thời gian làm việc kiếm tiền trả nợ. Đương nhiên là mình xin khất nợ, chứ mình không quỵt nhé. 

>>> Đọc thêm : PHÁT TRIỂN BẢN THÂN BẰNG CÔNG THỨC BÍ MẬT 6-7-8-9-10

Hãy quỳ gối van xin một cách chân thành, thường thì đến 80% những người cho mình vay khi mình đến tận nơi, xin người ta cho thêm thời gian, họ đều đồng ý. 20% còn lại thì trước khi đồng ý họ cũng mắng nhiếc mấy câu, nhưng thực tình thì mắng mỏ cũng không thể giết chết mình được, nên mình học được cách nghe mắng chửi một cách siêu thoát. 

Và đương nhiên! Khi họ đã giãn nợ ra cho bạn, thì bạn phải tìm cách mà giữ lời hứa. Nếu không may mà tự dưng ơn trên độ xuống có một khoản nào đó ngoài kế hoạch, thì phải nhớ đến công đức của những người đó, cám ơn người ta một câu và mua cho người ta một món quà nhỏ. Nhớ nhé anh em, đừng quên cái này

5. Tìm kiếm thêm nguồn thu nhập khác

Thu nhập thụ động - Top 13 công việc phổ biến nhất hiện nay
Chăm chỉ! Chăm chỉ! Và luôn chăm chỉ

Khi đang nợ nần chồng chất thì làm một lúc vài ba công việc là điều dễ hiểu, và còn là bắt buộc nữa chứ. Tuy nhiên cũng đừng ép mình đến mức kiếm tiền bất chấp làm các công việc phi pháp hay chơi lô đề cờ bạc may rủi anh em nhé. Lúc nghĩ cạn thì nghĩ vậy là hay, nhưng đến lúc các anh áo xanh đến nhà dắt anh em đi với chiếc còng Bát Quái, rồi thì anh em mới tự dưng tỉnh ngộ. Nhưng lúc đó đã muộn rồi.

Sau khi quỳ gối van xin rồi, thì việc tiếp theo phải làm, làm một cách quyết liệt là tìm cách tăng thêm nguồn thu nhập bằng tất cả khả năng. Ví dụ như TOP 13 công việc thụ động dễ làm mà mình liệt kê trong bài viết từng chia sẻ cho anh em

>>> Đọc thêm: THU NHẬP THỤ ĐỘNG – TOP 13 CÔNG VIỆC TẠO THU NHẬP THỤ ĐỘNG PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Anh em chỉ cần làm được ⅓ số công việc mình liệt kê trong bài này thôi, là anh em đã vượt thoát rất nhiều rồi. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn công việc hay đầu tư nào, thì anh em nên cân nhắc kỹ lưỡng và chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và điều kiện thực tế của anh em đấy nhé.

Có thêm được một công việc là có thêm một nguồn thu để trả nợ!

6. Kiên nhẫn để thanh toán nợ dần dần

Kiên nhẫn để từng bước vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân và khủng hoảng nợ nần
Kiên nhẫn từng bước vượt qua khủng hoảng nợ nần

Thực tế cho thấy rằng, với số nợ quá lớn, chúng ta không thể giải quyết được trong ngày một, ngày hai. Nên điều cần làm là anh em cần kiên nhẫn, kiên cường, dũng cảm sống với số nợ này, làm từ từ và tuân theo kế hoạch trả nợ đã đặt ra. Ngoài ra việc theo dõi thường xuyên danh sách để biết mình đã trả được bao nhiêu, và còn bao nhiêu khoản cần phải trả là việc cũng phải ưu tiên nhé.

Theo dõi thường xuyên kế hoạch trả nợ sẽ khiến anh em có động lực trả nợ tiếp, vì khi anh em đã tuân theo kế hoạch, và dư nợ càng ngày càng giảm dần thì áp lực sẽ mỗi ngày được buông dần. Càng ít áp lực, thì càng thảnh thơi, mà càng thảnh thơi thì sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. Kiếm được nhiều tiền hơn thì sẽ sẽ trả nợ nhanh hơn kế hoạch định sẵn.

>>> Đọc thêm: 12 KINH NGHIỆM CHI PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CỰC TỐN ÍT TIỀN CỦA MỘT ANH GRAB BIKE

>>> Đọc thêm : PHÁT TRIỂN BẢN THÂN BẰNG CÔNG THỨC BÍ MẬT 6-7-8-9-10

Nợ nần quá nhiều mà không có cách giải quyết là vấn đề chung của nhiều người, không chỉ anh em đâu mà chính bản thân mình cũng đã từng gặp phải. Tuy nhiên nếu biết cách nhận diện được rõ nguyên nhân rồi xử lý khôn ngoan từng hạng mục, chắc chắn anh em sẽ thoát khỏi nợ nần một cách dễ dàng. 

Nếu không may anh em đang trong tình trạng nan giải trên, mà còn chưa biết cách làm, thì còn chần chờ gì mà không áp dụng ngay 6 bước mình đã chia sẻ đề giải quyết dứt điểm vấn đề nợ nần khủng khiếp này. Chúc anh em thoát nợ thành công!

Mình là Dũng! Mình hay dậy sớm viết blog về tài chính cá nhân và kiếm tiền online, rồi chạy Grab Bike để duy trì cuộc sống. Nghệ danh của mình là “Chú Grab nhiều chuyện”. Hehe

ANH CHỊ EM THÍCH NỘI DUNG NÀY?
Mình thường gửi những nội dung như thế này cho mọi người hàng tuần. Hơn 1000+ người đang nhận thông tin. Anh chị em ấn vào nút ĐĂNG KÝ THEO DÕI BLOG dưới đây để nhận tin miễn phí qua email nhé.
>>> ➡ ĐĂNG KÝ THEO DÕI BLOG <<<

Write A Comment